Bí thư TP.HCM: Nghe dân để chấn chỉnh, khắc phục yếu kém

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TÁ LÂM

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, cho biết trong năm qua TP đã làm được nhiều đầu việc giúp nâng cao hệ thống chính trị và năng lực quản lý cấp chính quyền.

(PLO)- “Nghe dân để chấn chỉnh là việc làm cần thiết để mỗi cấp ủy, mỗi
cơ quan xem xét lại công việc của mình, khắc phục yếu kém và hoàn thiện bộ máy”- Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói.
Một trong những việc đã làm được đó là đã phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thông qua ý kiến đóng góp của người dân. “Nghe dân để chấn chỉnh là việc làm cần thiết để mỗi cấp ủy, mỗi cơ quan xem xét lại công việc của mình, khắc phục yếu kém và hoàn thiện bộ máy”, ông Nhân nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng mặc dù có những kết quả khả quan bước đầu nhưng việc công bố kết quả giám sát, thanh tra, kiểm tra còn chưa đồng bộ. “Ai chịu trách nhiệm theo dõi công bố kết quả giám sát, thanh tra, kiểm tra?”, ông Nhân đặt câu hỏi và đề nghị trong thời gian tới Ban Nội chính Thành ủy sẽ giám sát việc công bố kết quả này.
Để kết quả này tốt hơn, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị ngoài các cuộc họp báo thì phải đưa thông tin về công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra lên hai công cụ: Trang thông tin điện tử của các cấp ủy và trên báo chí.
 
“Báo chí nên có chuyên mục ‘Kết quả giám sát, thanh tra, kiểm tra của TP.HCM’ đăng mỗi tuần một lần. Người cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí sẽ là Ban Tuyên giáo Thành ủy”, ông Nhân đề nghị.
Ngoài ra, ông Nhân cũng đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy hỗ trợ các cơ quan báo chí có thêm chuyên mục “Ý kiến của người dân về kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát”. Từ đó mới 
tạo được lan tỏa thông tin thường xuyên đến với nhân dân. Hệ thống chính trị muốn hoàn thiện phải nghe dân, đồng thời phải công bố được kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Về phương hướng tới đây, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, trong đó cần bố trí liều lượng phù hợp nhưng thời gian có thể ít hơn nhưng việc kiểm tra phải sâu hơn.
 
Trích Dẫn Báo Tạp Chí Doanh Nghiệp và Hội Nhập:

Cục THA Dân sự Tp. Hồ Chí Minh “phớt lờ” chỉ đạo của Tổng cục THA Dân sự- Bộ Tư pháp

 Pháp luật doanh nghiệp |  10:17:00 01/06/2020

DNHN - Doanh nghiệp & Hội nhập đã đăng loạt bài phản ánh việc Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh,lợi dụng sự thiếu hiểu biết, “bẫy” người dân để cưỡng chế thi hành án, cố tình tổ chức bán đấu giá đối với tài sản không còn để thi hành án tại lô đất hơn 3.083,7 m2 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến, mặc dù vợ chồng ông Tuyển đã trả nợ xong với ngân hàng. Ngày 02/01/2020, Tổng Cục Thi hành án Dân sự Bộ Tư pháp đã có văn bản số 06/TCTHADS- GQKNTC yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra, xác minh, rà soát lại toàn bộ nội dung tố cáo của đương sự, giải quyết và chỉ đạo giải quyết, báo cáo kết quả về Tổng Cục Thi hành án Dân sự (Vụ giải quyết khiếu nại tố cáo trước ngày 10/02/2020.

 

Công văn của Tổng cục Thi hành án Dân sự- Bộ Tư pháp chỉ đạo Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự TP HCM giải quyết sự việc 

Mặc dù Tổng cục Thi hành án Dân sự Bộ Tư pháp chỉ đạo như vây, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Cục Trưởng Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức giải quyết vụ việc. Câu hỏi đặt ra, phải chăng có sự bao che cho những sai phạm; có sự thông đồng, móc nối giữa cơ quan thi hành án và đơn vị bán đấu giá để bán tài sản một cách bất chấp pháp luật? Tại Quyết định 36/QĐ-CCTHA ngày 29/12/2014 của Chấp hành viên Chi cục Thi Hành án dân sự huyện Củ Chi đã gộp tất cả những bản án khác bao gồm cả nợ riêng cá nhân ông Tuyển và nợ chung của vợ chồng ông Tuyển và bà Xuyến, và quyết định công nhận thoả thuận của các đương sự khác để làm căn cứ pháp lý cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất có diện tích 3.083,7 m2, có đúng các quy định của pháp luật hay không? Những dấu hiệu bất thường này đến nay vẫn chưa được các cơ quan Thi hành án Dân sự phúc đáp trả lời đương sự dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Trở lại vụ việc, có nhiều dấu hiệu sai phạm của Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi được bao che, cần được làm rõ. Việc cơ quan Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi lợi dụng sự thiếu hiểu biết,” bẫy” người dân để cưỡng chế thi hành án là có cơ sở nhưng Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hồ Chí Minh không xem xét. Có rất nhiều điều “đáng ngờ” trong việc giải thích cho người phải thi hành án của cơ quan thi hành án biết về nghĩa vụ thi hành án. Cụ thể, lãnh đạo Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cố tình thỏa thuận, hướng dẫn cho ông Nguyễn Văn Tuyển tự nguyện thi hành án đối với ngân hàng để giải chấp lô đất. Sau hơn 50 lần gửi đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp đến các cơ quan chức năng, ngày 02/01/2020 Tổng Cục Thi hành án Dân sự  Bộ Tư pháp đã có văn bản số 06/TCTHADS- GQKNTC, yêu cầu Cục Trưởng Cục Thi hành án Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra, xác minh, rà soát lại toàn bộ nội dung tố cáo của đương sự,  giải quyết và chỉ đạo giải quyết, báo cáo kết quả về Tổng Cục Thi hành án Dân sự (Vụ giải quyết khiếu nại tố cáo) trước ngày 10/02/2020.

Theo ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến cho biết, đến thời điểm hiện tại Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức giải quyết vụ việc của vợ chồng ông. Ông Nguyễn Văn Tuyển cũng khẳng định với phóng viên Doanh nghiệp & Hội nhập: “Quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất số 36/QĐ-CCTHA ngày 29/12/2014 của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi đã gộp tất cả những bản án khác, bao gồm cả nợ riêng cá nhân tôi và nợ chung của vợ chồng ông tôi, và quyết định công nhận thoả  thuận của các đương sự để cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất có diện tích 3.083,7 m2, thửa số 107, tờ bản đồ số 20 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Đây là một quyết định không đúng, sai căn cứ pháp lý và không đủ điều kiện để thi hành những bản án còn lại. Vì quyền sử dụng đất hơn 3.083,7m2 là tài sản duy nhất để thi hành bản án số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012 của TAND TP Hồ Chí Minh. Tài sản này không liên quan đến bất cứ bản án dân sự nào khác. Việc chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi ký quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất hơn 3.087m2 để thi hành các bản án dân sự khác là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Thấy chưa nhận được Quyết định số 36 (bản chính) nên ngày 12/03/2020, chúng tôi yều cầu Chi cục thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cung cấp thì mới nhận được bản trích lục sao y bản chính có dấu của Chi cục. Một vấn đề nữa tôi cũng không hiểu vì lý do gì hay để hợp thức hoá văn bản màngày 16/01/2014, Chi cục ban hành Quyết định số 33/QĐ-CCTHA về việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng thay đổi hiện trạng tài sản đối với quyền sử dụng đất hơn 3.083,7m2 (quyết định này cũng chỉ ngăn chặn để đảm bảo thi hành bản án 733/KDTM-ST ngày 30/05/2012 của Tòa án Nhân dân Tp.HCM không liên quan đến bản án dân sự nào khác).  11 tháng sau, ngày 29/12/2014, Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi ban hành quyết định số 36/QĐ-CCTHA về việc cưỡng chế kê biên quyền sử dụng 3.083,7m2 đất của Chấp hành viên Chi cục thi hành án Dân sự huyện Củ Chi. Như vậy, trong gần 1 năm, không hiểu Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi hoạt động thế nào mà chỉ ban hành vẻn vẹn có 04 văn bản?”

Trong hình ảnh có thể có: 2 người